Phòng Hậu cần – Kỹ thuật

  1. Chỉ huy đơn vị

                Chủ nhiệm: Đại tá Hoàng Thế Lâm

                 Phó Chủ nhiệm: Thượng tá Hoàng Văn Bảy

2. Truyền thống đơn vị

* Công tác hậu cần giai đoạn 1949 – 1953

Theo Sắc lệnh số 243/SL ngày 28/8/1948 của Chính phủ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, Học viện Quân y tiền thân là Trường Quân y sĩ Việt Nam được thành lập. Ngay từ ngày đầu công tác hậu cần mà trọng tâm là xây dựng doanh trại, trường lớp, bảo đảm ăn, mặc cho toàn trường đã được triển khai do một số cán bộ, nhân viên đảm nhiệm.

Mùa xuân năm 1950, Trường Quân y sĩ Việt Nam chuyển đến xóm Đồng Kho, làng Huyện, xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Từ ngày 17 đến 19/3/1950, Chi bộ Đảng nhà trường tổ chức Đại hội lần thứ I; thời gian này nhà trường chính thức giao nhiệm vụ đối với công tác bảo đảm hậu cần sẵn sàng phục vụ chiến đấu và xây dựng trường về mọi mặt. Đây chính là căn cứ để sau này, Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám đốc Học viện Quân y quyết định lấy ngày 19/3/1950 là ngày truyền thống của Phòng Hậu cần, nay là Phòng Hậu cần – Kỹ thuật.

* Công tác hậu cần giai đoạn 1954 – 1964

Kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1954, Trường Quân y sĩ Việt Nam di chuyển từ Thái Nguyên về phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội và ở tạm tại một số cơ sở gần Bệnh viện Trung ương quân đội 108 hiện nay.

Tháng 7/1957, Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên Trường Quân y sĩ Việt Nam thành Trường Sĩ quan Quân y. Cùng với quyết định này, nhà trường di chuyển từ Hà Nội về thôn Xa La, xã Văn Yên, Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Năm 1959, cơ quan hậu cần đã cùng cán bộ, nhân viên, học viên nhà trường xây dựng 3 nhà cao tầng đầu tiên (Nhà số 1, số 2, số 3).

* Công tác hậu cần giai đoạn 1965 – 1990

Năm 1965, theo yêu cầu nhiệm vụ, Phòng Hậu cần được tổ chức, biên chế gồm các đơn vị: Ban Quân nhu, Ban Doanh trại, Ban Tài vụ, Ban Quân y và Tổ xe.

Ngày 20/1/1976, Trường Đại học Quân y thành lập Ban Kinh tế thuộc Phòng Hậu cần với nhiệm vụ tổ chức sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất gạch, ngói và kết hợp với các la bô sản xuất một số loại thuốc.

* Phòng Hậu cần giai đoạn 1990 – 2010

Do yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, theo Quyết định số 363/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, Ban Giám đốc Học viện quyết định giải tán: Đội sản xuất Phú Nghĩa, Đội sản xuất Lục Nam, Ban Vật tư và Ban Kế hoạch.

– Năm 2000, Ban Xăng xe tách thành Ban Xăng dầu và Đội xe. Đội xe có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm công tác vận tải cho toàn Học viện.

– Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp kinh tế với quốc phòng, những năm 2006 – 2008, học viện xây dựng Trạm cấp phát xăng dầu vừa phục vụ nhiệm vụ bảo đảm xăng dầu cho học viện, vừa thực hiện nhiệm vụ kết hợp làm kinh tế.

* Phòng Hậu cần – Kỹ thuật xây dựng và phát triển giai đoạn 2010 – 2023

Ngày 22/1/2010, Học viện Quân y ra Quyết định số 241/QĐ-HVQY công nhận ngày truyền thống của Phòng Hậu cần – Kỹ thuật, lấy ngày 19/3/1950 là ngày thành lập.

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2018 Phòng có 4 ban và 01 đội xe, để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chính quy mẫu mực tiêu biểu, cao chất luownhj bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Đảng ủy Phòng đã tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện báo cáo Bộ quốc phòng xây dựng tổ chức biên chế mới, thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TM của Tổng Tham mưu trưởng, Phòng Hậu cần đổi tên thành Phòng Hậu cần – Kỹ thuật gồm có 6 ban và đội xe. Từ năm 2019 trở lại đây quân số cán bộ, nhân viên của Phòng luôn ổn định, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ đào tạo, điều trị và nghiên cứu khoa học của Học viện được thể hiện trên các mặt: công tác quân nhu luôn bảo đảm đúng đủ, tiêu chuẩn định lượng cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong Học viện; Doanh trại ngày càng khang trang, sạch sẽ, gọn gàng tạo được cảnh quan Học viện luôn xanh, sạch, đẹp; công tác quân y luôn bảo đảm quân số khỏe của Học viện trên 99%, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh theo mùa không để dịch bệnh lây lan trong Học viện; công tác đưa đón cán bộ, nhân viên, học viên đi công tác và thực tập tại các bệnh viện, đơn vị luôn bảo đảm an toàn tuyệt đối. Hằng tuần đơn vị duy trì nghiêm ngày kỹ thuật theo đúng quy định. Các hoạt động phong trào luôn được triển khai thực hiện rộng rãi trên từng mặt công tác và gắn với Phòng trào thi đua của từng ngành nhất là phong trào “Ngành hậu cần làm theo lời Bác Hồ dậy”.

3. Chức năng, nhiệm vụ

3.1. Chức năng

          Tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hậu cần – Kỹ thuật. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo đảm ngành hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ chính trị của Học viện. Chỉ huy, quản lý đơn vị, cán bộ, nhân viên , chiến sĩ thuộc quyền theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Học viện Quân y.

 

3.2. Nhiệm vụ

Công tác hậu cần

           – Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện bảo đảm hậu cần theo nhiệm vụ của đơn vị. Chăm lo mọi mặt đời sống bộ đội, bảo đảm đầy đủ chế độ, tiêu chuẩn theo quy định.

          – Quản lý, phân bổ ngân sách Hậu cần theo Quy định.

          – Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hậu cần cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong đơn vị.

          – Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các mặt công tác hậu cần trong Học viện.

Nhiệm vụ về công tác kỹ thuật

          – Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện bảo đảm kỹ thuật theo nhiệm vụ và đồng bộ vũ khí trang bị kỹ thuật trong đơn vị.

          – Quản lý ngân sách Kỹ thuật được phân bổ theo Quy định.

          – Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong đơn vị.

          – Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các mặt công tác kỹ thuật trong Học viện.

Xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” gắn với thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành.

4. Tổ chức biên chế

4.1 Tổ chức Đảng

 Đảng bộ gồm 07 chi bộ trực thuộc.

4.2 Tổ chức Chính quyền

1. Chỉ huy Phòng.

5. Ban Quân nhu.

2. Ban Tham mưu Kế hoạch.

6. Ban Xăng dầu.

3. Ban Doanh trại.

7. Ban Xe – Máy.

4. Ban Quân y.

8. Đội xe.

5. Thành tích tiêu biểu

Phòng Hậu cần – Kỹ thuật được tặng thưởng: 1 Huân chương Chiến công hạng 3, th¸ng 10 n¨m 1979, “§· cã thµnh tÝch phôc vô chiÕn ®Êu vµ c«ng t¸c lao ®éng s¶n xuÊt”; Tháng 10 năm 2009, tÆng B»ng khen vÒ “Thµnh tÝch trong huÊn luyÖn, phôc vô chiÕn ®Êu, x©y dùng lùc l­îng Qu©n ®éi nh©n d©n, cñng cè Quèc phßng gãp phÇn vµo sù nghiÖp x©y dùng CNXXH vµ b¶o vÖ Tæ quèc” của Thủ tướng Chính phủ; 01 Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, 03 Bằng khen về công tác dân vận (2002, 2007,2016) của Tổng cục Chính trị; tặng 06 bằng khen về thực hiện tốt phong trào “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác dạy” (2005, 2009,2015,2016,2017,2018, 2019 của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng); Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng năm 2019; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 2022 trong 10 năm thực hiện Nghị 623-NQ/QUTW, Nghị quyết 382-NQ/QUTW về công tác hậu cần, kỹ thuật trong giai đoạn.

6. Liên hệ

– Địa chỉ: Phòng Hậu cần – Kỹ thuật, Học viện Quân y, 160 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.

– Số điện thoại: 069.566174

7. Các thông tin khác

– Sứ mệnh: Tổ chức bảo đảm đầy đủ, kịp thời, vật chất hậu cần, trang bị vật tư kỹ thuật cho các nhiệm vụ của Học viện trong mọi tình huống.

– Tầm nhìn: Hoàn thiện phương thức bảo đảm hậu cần, kỹ thuật theo cơ chế quản lý tài chính mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; coi trọng bảo đảm đời sống: Xây dựng khẩu phần ăn khoa học, hợp lý, bảo đảm định lượng ăn đủ dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe bộ đội; xây dựng, quản lý doanh trại chính quy; đảm bảo trang bị, kỹ thuật tiếp cận với trang bị mới, hiện đại. Xây dựng ngành hậu cần, kỹ thuật tinh gọn đáp ứng yêu cầu của Học viện trong giai đoạn mới.

– Giá trị cốt lõi: Văn minh – Chất lượng – Hiệu quả – An toàn – Tiết kiệm.