Công bố luận án của nghiên cứu sinh: Phạm Thị Kim Nhung; chuyên ngành: Nội khoa

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu hoạt tính tế bào NK và mức biểu lộ PD-L1 ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa”.
Chuyên ngành: Nội khoa; Mã số: 9 72 01 07
Họ và tên nghiên cứu sinh: 
Phạm Thị Kim Nhung
Họ và tên Người hướng dẫn:
1. GS. TS. Đỗ Quyết
2. PGS. TS. Tạ Bá Thắng
Cơ sở đào tạo: Học viện Quân y
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: có sự giảm có ý nghĩa của nồng độ IFN-ở nhóm bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa so với 2 nhóm chứng. Ngược lại, nồng độ sPD-L1 ở nhóm UTPKTBN tăng có ý nghĩa so với 2 nhóm chứng. Biểu lộ PD-L1 trên mẫu mô UTPKTBN giai đoạn tiến xa dương tính ở 62% mẫu; trong đó 51,61% có biểu lộ mPD-L1 ở mức cao với TPS từ 50% trở lên. sPD-L1 ở nhóm mPD-L1 âm tính thấp hơn so với nhóm mPD-L1 dương tính (p = 0,04). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của giá trị IFN-g, sPD-L1 và mPD-L1 theo một số phân nhóm đặc điểm như giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hút thuốc, giai đoạn bệnh, phân typ mô bệnh học, tình trạng đột biến gen EGFR. Thời gian sống toàn bộ của nhóm bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa có sPD-L1 < 0,92 ng/mL so với nhóm có sPD-L1 ³ 0,92 ng/mL là 22,67 ± 4,23 tháng so với 17,10 ± 2,82 tháng (p > 0,05); của nhóm có biểu lộ mPD-L1 âm tính so với nhóm dương tính là 20,79 ± 3,64 tháng và 17,04 ± 3,13 tháng (p > 0,05); của nhóm có NKA < 390 pg/mL so với nhóm NKA ³ 390 pg/mL là 17,24 ± 2,49 tháng so với 21,22 ± 5,65 tháng (p > 0,05).

Đề tài mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có đóng góp mới cho chuyên ngành đặc biệt lĩnh vực điều trị miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.


Cán bộ hướng dẫn 1       Cán bộ hướng dẫn 2           Nghiên cứu sinh
GS. TS. Đỗ Quyết          PGS. TS. Tạ Bá Thắng       Phạm Thị Kim Nhung

 

 

Tập tin đính kèm: [Tải về]