Bộ môn Ký sinh trùng và Côn trùng

  1. Chỉ huy đơn vị

Quyền CN bộ môn: Đại tá, PGS. TS. Lê Trần Anh

Phó CN bộ môn: Trung tá, PGS. TS. Đỗ Ngọc Ánh

  1. Truyền thống đơn vị

– Lịch sử hình thành: Tiền thân của Bộ môn là tổ Ký sinh trùng và Sinh học, khoa Dịch – Vi – Ký, Viện nghiên cứu Y học quân sự. Ngày 02/6/1966, Viện nghiên cứu Y học quân sự giải thể, thành lập Đại học Quân y, khoa Dịch – Vi – Ký được tách ra thành 3 Bộ môn, trong đó có Bộ môn Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng. Năm 1998 đổi tên thành Bộ môn Ký sinh trùng và Côn trùng.  

– Quá trình phát triển:

+ Tổ Ký sinh trùng và Sinh học (1962 – 1966): Khi mới thành lập, lực lượng cán bộ còn ít (có 3-4 người); chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế, giáo trình, tài liệu, bài giảng và cơ sở vật chất đều xây dựng từ đầu. Các cán bộ, giảng viên đã tích cực, chủ động xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong điều kiện khó khăn. 

+ Bộ môn Sốt rét, Ký sinh trùng & Côn trùng (1966 – 1998): với sự phát triển của nhà trường, bộ môn Sốt rét, Ký sinh trùng & Côn trùng (phiên hiệu K61) được thành lập. Bộ môn rất tích cực biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy. Năm 1973 và 1994 Bộ môn đã xuất bản giáo trình ‘Ký sinh trùng y học’’. Từ năm 1983, Bộ môn tham gia giảng dạy Bác sĩ chuyên khoa Cấp I, Cấp II; từ năm 1992, Bộ môn tham gia đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành liên quan. Năm 1994 Bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo Cao học chuyên ngành Ký sinh trùng Y học. Ngoài ra Bộ môn còn đào tạo TS Ký sinh trùng theo hình thức ngắn hạn.  

Với phương châm nhà trường gắn liền với chiến trường, nhiều cán bộ, kỹ thuật viên Bộ môn Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng đã tham gia các đoàn, tổ công tác tại các chiến trường, vừa phục vụ cứu chữa thương bệnh binh, vừa nghiên cứu khoa học.

+ Bộ môn Ký sinh trùng & Côn trùng (1998-nay)

Bộ môn đã đầu tư xây dựng, cải tiến chương trình, tăng cường đầu tư biên soạn giáo trình, bài giảng. Bộ môn đã biên soạn được 05 giáo trình (02 giáo trình sau đại học, 03 giáo trình đại học), biên soạn hàng ngàn câu hỏi trắc nghiệm. Bộ môn được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm với thiết bị tương đối hiện đại. Bên cạnh các phòng thí nghiệm truyền thống của ký sinh trùng, bộ môn còn có la bo “xét nghiệm và phân tích kỹ thuật cao” với các máy móc phục vụ kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu ký sinh trùng. Với tiềm lực khoa học và khả năng đào tạo, năm 2005, Bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ Ký sinh trùng & Côn trùng, hệ chính quy và đã hướng dẫn thành công 02 luận án tiến sĩ.  

Bộ môn luôn tích cực trong nghiên cứu khoa học, chú trọng các đề tài mang tính y học quân sự và cộng đồng. Với sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, bộ môn cũng rất tích cực trong việc ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán, nghiên cứu các bệnh ký sinh trùng. Đến nay Bộ môn đã chủ trì 02 đề tài cấp Nhà nước, 20 đề tài cấp Bộ/Tỉnh, hàng chục đề tài cấp cơ sở. Các cán bộ của Bộ môn là tác giả, đồng tác giả của 30 bài báo quốc tế, trong đó có nhiều bài trong các tạp chí xếp hạng cao (Q1). Ngoài ra còn hàng trăm bài trên các tạp chí trong nước.

Thực hiện chủ trương kết hợp trường – viện của Đảng ủy – Ban Giám đốc Học viện Quân y, Bộ môn đã tham gia xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng tại bệnh viện quân y 103 phục vụ cho chẩn đoán, điều trị bệnh nhân. Quá trình xét nghiệm cũng phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ đào tạo – nghiên cứu khoa học của bộ môn.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cán bộ, nhân viên của bộ môn đã tham gia phòng chống dịch ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Trong quá trình làm nhiệm vụ, cán bộ nhân viên của bộ môn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không quản ngại khó khăn, vất vả, tất cả vì sức khỏe nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều lượt cán bộ, nhân viên đã được khen thưởng vì thành tích chống dịch.

  1. Chức năng, nhiệm vụ

– Tham gia đào tạo nhân lực y tế cho Quân đội và Nhân dân với các bậc học và các loại hình: Bác sĩ đa khoa, Dược sĩ, Cử nhân Xét nghiệm, Cử nhân Điều dưỡng; Bác sĩ Chuyên khoa I, Bác sĩ Chuyên khoa II, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

– Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án thuộc chuyên ngành Ký sinh trùng & Côn trùng y học và các chuyên ngành liên quan.

– Tham mưu cho Giám đốc Học viện và trực tiếp tổ chức xây dựng tiềm lực khoa học và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển chuyên ngành Ký sinh trùng & Côn trùng y học.

– Xây dựng Bộ môn vững mạnh toàn diện, Chi bộ trong sạch vững mạnh. 

  1. Danh sách giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm

Học vị

Ghi chú

1

Lê Trần Anh

PGS

TS

 

2

Đỗ Ngọc Ánh

PGS

TS

 

3

Lê Quốc Tuấn

 

ThS

 

4

Nguyễn Thị Vân

 

ThS

 

5

Nguyễn Thị Như Quỳnh

 

BS

Trợ giảng

6

Đỗ Như Bình

PGS

TS

Thỉnh giảng

7

Vũ Tuấn Anh

 

TS

Thỉnh giảng

8

Lê Quỳnh Giang

 

TS

Thỉnh giảng

  1. Thành tích tiêu biểu

Bộ môn đã được tặng Huân chương chiến công hạng nhì (1974), 02 bằng khen BQP. Nhiều khen thưởng của HV.

  1. Liên hệ

Địa chỉ: Bộ môn Ký sinh trùng và côn trùng, Học viện Quân y, 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

Số điện thoại: 069.566.356

Email: K61@vmmu.edu.vn.